Có lẽ chưa bao giờ tình hình Việt Nam lại căng thẳng như thế này mọi người nhỉ?
Gần hai năm qua, nền kinh tế trì trệ, ngừng tăng trưởng do ảnh hưởng nặng nề của đợt bùng phát thứ tư. Và hơn hết, những người con không bao giờ được thấy mặt cha mẹ. Những người mẹ sẽ chẳng bao giờ thấy được mặt con cái của mình. Cũng như những người đã hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid. Những hy sinh ấy hiện lên rõ rệt ở TP. HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước, cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi covid-19.
Sau hơn 4 tháng căng mình chống dịch, số ca nhiễm mới từng ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, hệ thống y tế trở nên quá tải, y bác sĩ kiệt sức vì những ca trực kéo dài trong căng thẳng để giành giật sự sống cho bệnh nhân. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn chưa từng có tiền lệ của đất nước, lòng yêu nước trong mỗi con người lại được sống dậy, một lần nữa trở thành động lực để mọi người lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc trên một mặt trận khác, trong cuộc chiến với đại dịch. Đó là những sinh viên, giảng viên, cán bộ của các trường đại học, cao đẳng y từ khắp mọi miền tổ quốc, trong đó cũng có những tình nguyện viên từ trường chúng tôi, HUFI.
Thuý Vi - Một cô gái với vóc người nhỏ bé tôi vô tình biết trên giảng đường đại học HUFI cũng nằm trong số sinh viên tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch. Nhìn vóc dáng ấy, tôi khó có thể nghĩ rằng cô gái ấy đã tham gia chiến đấu suốt mấy tháng qua.
Thúy Vi - Tình nguyện viên tham gia chống dịch |
Khi được hỏi ban đầu đi tình nguyện như vậy Vi có suy nghĩ nhiều không?
Bạn ấy tâm sự rằng:
"Ban đầu mẹ mình không cho tui đi đâu, nhưng khi mình thấy bắt đầu có người chết, trong khi mọi người dù lớn hay nhỏ xung quanh tui ai cũng đi, vậy thì tại sao mình đang khoẻ mạnh mà lại ngồi không nhìn được. Mình cũng sợ lắm, nhưng mà nếu ai cũng nghĩ sợ thì lấy đâu ra người đi hỗ trợ đây chứ. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao mà, mình nghĩ câu đó nên mạnh mẽ cuốn gói đi ngay và luôn."
Trong quá trình tham gia tuy gặp nhiều khó khăn nào là thời tiết khắc nghiệt, ăn uống không đều, thiết bị gặp trục trặc, ba mẹ ở nhà lo lắng, tuy vậy nhưng cũng không thể nào làm nản lòng các bạn được. Đầu dịch bạn đi điều phối chốt chặn, đi điều phối tiêm chủng ở phường, về sau được các chú bộ đội vào hỗ trợ thì bạn đi giúp lấy mẫu test tại các khu phố.
HUFI MEIDA:
"Cảm xúc của Vi khi góp phần vào công cuộc này như thế nào?"
Bạn ấy đã trả lời tôi rằng:
"Mình vui lắm, có gian nan thật nhưng trong quá trình tham gia mình được học hỏi rất nhiều, biết thế nào là đoàn kết từ những người xa lạ sống chung một thành phố đã và đang gắn bó với nhau chống dịch như một gia đình. Mình biết là mình không đóng góp được nhiều cho thành phố vì sức mình có hạn mà. Mình chỉ cố hết sức để ngày thành phố an toàn trở lại không còn xa.”
Thúy Vi rất nhiệt tình, hăng hái tham gia chống dịch |
Khi nghe câu trả lời của Vi, tôi cảm thấy chút xúc động pha lẫn sự tự hào về tinh thần yêu nước của mọi người dân. Như một rủi ro hiện hữu khi tham gia chống dịch, Thúy Vi đã không may dương tính với Covid và đang được điều trị tại nhà, nhưng tinh thần và sức trẻ vẫn luôn hiện hữu trên gương mặt và trong giọng nói của cô gái ấy.
Đó cũng là tinh thần mà Vi muốn lan tỏa đến tất cả mọi người, nhất là những người đang phải chống chọi với Covid. Mỗi khi tôi gọi điện hỏi thăm bạn ấy, tôi luôn tìm thấy được một niềm tự hào, một tinh thần lạc quan, đó cũng là vũ khí quan trọng nhất để chiến đấu với đại dịch nguy hiểm này.
Thúy Vi cùng những người bạn Tình nguyện viên của mình |
Để cùng nhau vượt qua đại dịch này, chúng ta không quên cảm ơn những người ở tuyến đầu chống dịch, những y bác sĩ, những chú bộ đội, công an, dân phòng, những chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương, và những người thanh niên tình nguyện đóng góp sức trẻ của mình cho tổ quốc.
Quỳnh Anh | HUFI MEDIA
{fullwidth}
Nhận xét
Hãy để bình luận của bạn tại đây nhé!